Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ Cánh diều, bộ Chân trời sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ Cánh diều, bộ Chân trời sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ Cánh diều, bộ Chân trời sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống được mình sưu tầm từ nhiều giáo viên Tin học cốt cán, có uy tín trong ngành. Hy vọng sẽ giúp quý thầy/cô tham khảo, đóng góp những đánh giá, nhận xét chuẩn mực về sách Tin học 3 bộ Cánh diều, bộ Chân trời sáng tạo và bộ Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ được áp dụng giảng dạy vào năm học 2022-2023

Tải về phiếu góp ý sách Tin học 3 bộ Cánh Diều – Chân trời sáng tạo-ĐH Vinh – ĐH Huế – Kết nối tri thức với cuộc sống

Download

Mục lục

Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ sách Cánh diều

Tên bàiTrang/dòngNội dung hiện tạiĐề nghị chỉnh sửaLí do đề xuất
Chủ đề A. MÁY TÍNH VÀ EM (Không có góp ý)
Chủ đề B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 1: Thông tin từ Internet;
Bài 2: Nhận biết những thông tin trên Internet;
Từ trang 30 – 36Chưa có cách hướng dẫn học sinh truy cập tìm kiếm thông tin từ Internet.Nên đưa thêm phần hướng dẫn học sinh truy cập vào internet để tìm kiếm cũng như truy cập 1 vài trang web bổ ích.Hiện nay, độ tuổi học sinh lớp 3 được tổ chức rất nhiều cuộc thi qua mạng, vậy kĩ năng truy cập vào trang web là hết sức cần thiết. Giúp học sinh không bị bỡ ngỡ và mạnh dạn hơn khi đăng kí tham gia các cuộc thi
Chủ đề C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Chủ đề C2. Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy tính.
Bài 3: Em tập thao tác với thư mục1. Tạo, xoá và đổi tên thư mục (Trang 45)Chỉ dạy học sinh tạo thư mục bên trong cửa sổ computer và bằng thao tác tắt (Chọn thẻ home rồi chọn các công cụ ngay trên thẻ Home)
Nên dạy học sinh các bước từ:
+ B1: Kích phải chuột tại màn hình)
+ B2: Chọn New. Rồi chọn Folder
+ B3: Gõ tên cho thư mục rồi ấn Enter.
Với thao tác đổi tên và xóa cũng tương tự
– Để đảm bảo học sinh có thể tạo thư mục ở bất kì đâu (ngoài màn hình nền), trong bản mẫu sách viết chỉ có thể tạo thư mục trong cửa sổ Computer.
– Nhiều trường hợp máy tính bị ẩn đi phần bảng chọn, học sinh sẽ không nhìn thấy công cụ để chọn.
Chủ đề D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
Bài học: Bảo vệ thông tin cá nhânTừ trang 47-482. Bảo vệ thông tin cá nhân khi giao tiếp qua máy tínhCần rõ ràng việc bảo vệ thông tin cá nhân khi giao tiếp qua máy tínhVì trong bài chưa có các cách giúp học sinh vận dụng bảo vệ thông tin cá nhân
Chủ đề E. TIN HỌC ỨNG DỤNG
Chủ đề E1. Làm quen với bài trình chiếu đơn giản
Bài 1. Em làm quen với phần mềm trình chiếuTrang 49Phần Khởi động: Học sinh quan sát tranh và thông tin rồi nói thích ai hơnHọc sinh được nghe trực tiếp bạn mình giới thiệu và một bài trình chiếu do giáo viên soạn ra để giới thiệu rồi mới đưa ra nhận xét thích cách giới thiệu của ai hơn./td>Qua trải nghiệm thực tế để nhận thấy dùng phần mềm trình chiếu để trình diễn sẽ hấp dẫn hơn.
Bài 3. Bài trình chiếu của emTrang 55Ở phần Hoạt động 3 và phần luyện tập có hướng dẫn học sinh thực hiện tạo bài trình chiếu theo các bước:
Hoạt động 3: Có thể tạo bài theo trình tự các bước:
Bước 1: Kích hoạt phần mềm trình chiếu.
Bước 2: Tạo bài trình chiếu mới.
Bước 3: Nhập nội dung
Bước 4: Lưu lại bài trình chiếu.
Để học sinh dễ dàng hơn trong việc thống nhất các bước tạo bài trình chiếu.
Chủ đề E2. Sử dụng phần mềm luyện tập thao tác với chuột máy tính
Bài 1. Làm quen với phần mềm Mouse SkillsTrang 57Ở Bài 2 phần Luyện tậpCần hỏi rõ câu hỏi: Khi em cuộn nút cuộn xuống dưới, màn hình làm việc sẽ thay đổi như thế nào? (Màn hình làm việc ở đây là của phần mềm nào? )Để học sinh nhận biết được rõ, vì nếu ở ngoài màn hình desktop thì sẽ không có điều gì xảy ra.
Chủ đề E3. Sử dụng công cụ đa phương tiện để tìm hiểu thế giới tự nhiên
Bài 1. Máy tính giúp em quan sát hạt đậu nảy mầmTrang 59Ở phần 2. Những điều em tìm hiểu được về quá trình nảy mầm của hạt đậuHọc sinh xem và có thể tua lại video, như vậy học sinh sẽ thực hành ở phòng máy. 2 em chung 1 máy như vậy điều chỉnh lại: Các em ngồi theo nhóm 2 người để chơi trò chơi. Yêu cầu máy tính phải có loa (hoặc tai nghe)Dễ dàng hơn trong hoạt động.
Chủ đề F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Chủ đề F1. Thực hiện công việc theo các bước
Bài 1: Làm việc theo từng bướcTừ trang 62-632. Chia việc thành những việc nhỏ hơnNên có những hình ảnh về các việc làm theo từng bước và kết quả đạt được cả trong đời sống và trong lĩnh vực tin học.Giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dung, không bị trừu tượng
Bài 3: Em tập làm người chỉ huy giỏiTừ trang 66-67Trò chơi điều khiển robotThay bằng một công việc khác cụ thể, gần gũi với học sinhGiúp học sinh dễ hiểu, dễ thực hiện công việc.

Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ sách Chân trời sáng tạo

Tên bàiTrang/dòngNội dung hiện tạiĐề nghị chỉnh sửaLí do đề xuất
Chủ đề A. MÁY TÍNH VÀ EM
Bài 2. Xử lí thông tinTrang 9, hình 6Hình ảnh bạn gái nghĩ sẽ mặc áo ấm khi nhận được thông tin ngày mai trời lạnh.Bỏ hình ảnh dấu “?” ở suy nghĩ của bạn gái.Khi nhận được thông tin ngày mai trời lạnh (150C), bạn gái nghĩ chắc chắn sẽ phải mặc áo ấm, không còn là lựa chọn nên hay không nên.
Bài 3. Máy tính – Những người bạn mới2. Chức năng các bộ phận của máy tính – Trang 13a) Chức năng của bàn phím, chuột, màn hình, loa (dòng 5)Bỏ “loa”Loa không phải các bộ phận chính của máy tính.
Chỉ nói rõ chức năng của màn hình, và nói sơ qua chức năng của bàn phím và chuột.
– Cần bổ sung thêm chức năng của thân máy tính.
– Nói rõ hơn về chức năng của bàn phím và chuột (đưa thông tin vào bằng cách nào?)
– Thân máy là 1 trong các bộ phận chính của máy tính, và có thể nói là bộ phận quan trọng nhất, nắm giữ nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý thông tin.
– Nói rõ chức năng đưa thông tin vào của bàn phím và chuột giúp học sinh hình dung được phần nào cách dùng bàn phím và chuột.
Bài 4. Làm việc với máy tínhTrang 19 (mục 3. Tắt máy tính)Ảnh thao tác tắt máy tính 2+3Ảnh gốc mờHS quan sát dễ nhận biết (Có thể sử dụng các hình ở hình 5a, 5b, 5c trang 71)
Trang 23, hình 12bHình ảnh mô phỏng cửa sổ phần mềm Paint.
Đóng khung khu vực các công cụ vẽ.
Hình ảnh minh họa mờ, học sinh khó quan sát.
Bài 5. Tập gõ bàn phímTrang 29, hình 10Hình ảnh mô phỏng màn hình thông báo kết quả luyện tập gõ phím ở phần mềm Rapid TypingHình ảnh minh họa mờ, học sinh khó quan sát.HS dễ quan sát, dễ nhận biết
Chủ đề B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET (Không có góp ý)
Chủ đề C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Bài 8: Làm quen với thư mục lưu trữ thông tin trong máy tính3. Tạo, đổi tên và xoá thư mục (Trang 43)Chỉ dạy học sinh tạo thư mục bên trong cửa sổ computer và bằng thao tác tắt (Chọn thẻ home rồi chọn các công cụ ngay trên thẻ Home)
Nên dạy học sinh các bước từ:
+ B1: Kích phải chuột tại màn hình)
+ B2: Chọn New. Rồi chọn Folder
+ B3: Gõ tên cho thư mục rồi ấn Enter.
Với thao tác đổi tên và xóa cũng tương tự
– Để đảm bảo học sinh có thể tạo thư mục ở bất kì đâu (ngoài màn hình nền) chứ với cách sách viết chỉ có thể tạo thư mục trong cửa sổ Computer.
– Nhiều trường hợp máy tính bị ẩn đi phần bảng chọn, học sinh sẽ không nhìn thấy công cụ để chọn.
Chủ đề D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (Không có góp ý)
Chủ đề E. TIN HỌC ỨNG DỤNG (Không có góp ý)
Chủ đề F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 15: Nhiệm vụ của em và sự trợ giúp của máy tínhTừ trang 77-82
2. Công việc của em và sự trợ giúp của máy tính
Khởi động phần mềm trình chiếu và yêu cầu tạo bài trình chiếu theo H9.

/td>

Ở mục thực hiện tạo bài trình chiếu nên có phần lưu ý: Học sinh có thể gõ chữ không dấu và đơn giản cách trình bày.Vì ở những bài trước học sinh chưa được học về gõ và trình bày văn bản.

Phiếu góp ý sách Tin học lớp 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tên bàiTrang/dòngNội dung hiện tạiĐề nghị chỉnh sửaLí do đề xuất
Chủ đề 1. MÁY TÍNH VÀ EM
Bài 5. Sử dụng bàn phímTrang 26, hình 33Hình vẽ mô phỏng 2 bàn tay đặt lên bàn phím đúng cách.Đặt 2 bàn tay ở vị trí sao cho không che khuất phím nào trên bàn phím hoặc có thể mô phỏng 2 bàn tay bằng hình vẽ trong suốt.HS dễ quan sát. Vì đây là bài học đầu tiên về sử dụng bàn phím, học sinh chưa nhớ được vị trí và tên của các phím.
Chủ đề 2. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 6: Khám phá thông tin từ InternetTừ trang 30 – 33Chưa có cách hướng dẫn học sinh truy cập tìm kiếm thông tin từ InternetNên đưa thêm phần hướng dẫn học sinh truy cập vào internet để tìm kiếm cũng như truy cập 1 vài trang web bổ ích.Hiện nay, độ tuổi học sinh lớp 3 được tổ chức rất nhiều cuộc thi qua mạng, vậy kĩ năng truy cập vào trang web là hết sức cần thiết. Giúp học sinh không bị bỡ ngỡ và mạnh dạn hơn khi đăng kí tham gia các cuộc thi.
Chủ đề 3. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Bài 7: Sắp xếp để dễ tìmPhần khởi động – Trang 34Lấy ví dụ về cách sắp xếp của chủ cửa hàng trong siêu thị.Nên lấy ví dụ về cách sắp xếp sách trên giá sách.Gần gũi với học sinh hơn. Qua đó rèn cho học sinh kĩ năng tự sắp xếp và quản lý sách vở, đồ dùng của bản thân.
Bài 9: Thực hành với tệp và thư mục trong máy tínhPhần hướng dẫn tạo 1 thư mục mới, đổi tên thư mục, xóa thư mục (Tr43, 44)Chỉ dạy học sinh tạo thư mục bên trong cửa sổ computer và bằng thao tác tắt (Chọn thẻ home rồi chọn các công cụ ngay trên thẻ Home)
Nên dạy thêm học sinh các bước từ:
+ B1: Kích phải chuột tại màn hình)
+ B2: Chọn New. Rồi chọn Folder
+ B3: Gõ tên cho thư mục rồi ấn Enter.
Với thao tác đổi tên và xóa cũng tương tự.
– Để đảm bảo học sinh có thể tạo thư mục ở bất kì đâu (ngoài màn hình nền) chứ với cách sách viết chỉ có thể tạo thư mục trong cửa sổ Computer.
– Nhiều trường hợp máy tính bị ẩn đi phần bảng chọn, học sinh sẽ không nhìn thấy công cụ để chọn.
Chủ đề 4. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ (Không có góp ý)
Chủ đề 5. TIN HỌC ỨNG DỤNG (Không có góp ý)
Chủ đề 6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
Bài 16: Công việc của em và sự trợ giúp của máy tínhTừ trang 71-74Yêu cầu học sinh tạo 6 trang chiếu theo gợi ý có sẵnNên đơn giản hoá và giảm số trang chiếuVì những bài trước học sinh chưa được học về soạn thảo văn bản, trình bày văn bản mà chỉ luyện gõ trên phần mềm ở Bài 5: Bàn phím máy tính trong vòng 2 tiết. Nên học sinh không thể trình bày 6 slide theo yêu cầu đưa ra.

* Góp ý chung về 3 bộ sách:

– Cả 3 bản mẫu SGK môn Tin học đều sử dụng ngữ liệu, dữ liệu, hình ảnh được minh họa từ hệ điều hành từ Windows 8 trở lên. Hiện nay, 100% hệ thống máy tính trong phòng tin học tại các nhà trường (trên địa bàn huyện Bát Xát, Lào Cai) cấu hình chỉ đủ để chạy hệ điều hành Windows 7, các biểu tượng, phần mềm giữa SGK và thực tế không giống nhau. Bên cạnh đó, các phòng máy không có đủ các thiết bị đa phương tiện hỗ trợ như tai nghe hoặc loa máy tính để HS sử dụng theo yêu cầu nội dung của một số bài học.

– Nội dung kiến thức nhẹ nhàng, HS chưa được hướng dẫn một số kĩ năng cơ bản như soạn thảo và trình bày văn bản, gõ chữ Tiếng Việt có dấu, vì vậy sau khi học xong HS có thể sẽ không đủ kĩ năng tin học để tham gia các cuộc thi trên Internet.

Bát Xát, ngày 17 tháng 12 năm 2021

KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.